Chế biến Kabayaki

Unadon

Con lươn được làm sạch, tách đôi, bỏ xương, xiên que tre và tẩm xì dầu ngọt rồi nướng trên than củi làm lớp mỡ lươn sẽ được loại bỏ nhưng lớp thịt bên trong vẫn đủ ẩm, lớp da giòn thơm. Yêu cầu của công đoạn này là nhiệt độ của bếp nướng luôn phải được duy trì ở mức ổn định, không quá nóng và cũng không quá nguội. Theo truyền thống, lươn phải được nướng trên bếp than. Các miếng thịt lươn sẽ được trở mặt liên tục đến khi vàng đều và không bị cháy khét. Sau khi nướng xong thì rút xiên khỏi miếng lươn đặt lên trên bát cơm, hộp cơm như bento cùng với một số rau củ muối và canh hoặc ăn với sushi cơm cuộn.

Những miếng lươn nướng chưa tẩm gia vị được gọi là Shira-yaki và nó thường được phục vụ như một hors d’oeuvre và đồ uống. Một số người thích Shira-yaki vì muốn thưởng thức vị ngọt tự nhiên của thịt lươn. Một kiểu lươn nướng khác là shiroyaki tức vẫn nướng trên than củi nhưng không tẩm loại sốt nào cả. Nướng chín xong lươn có thể bày ra thưởng thức với wasabi hoặc xì dầu Nhật. Ở vùng Kansai (Osaka xung quanh) bước hấp được bỏ qua và lươn được nướng lâu hơn, đốt cháy các chất béo dư thừa và tạo ra một lớp da đẹp mắt.

Để trở thành món Kaba-yaki, Shira-yaki phải được cho vào nồi gỗ, hấp cách thủy khoảng 40 phút để thịt lươn thật mềm nhưng vẫn giữ được vị ngọt. Lươn hấp xong sẽ được nhúng vào nước tương và đưa lên bếp than nướng lại lần nữa. Để miếng thịt lươn có màu sắc đẹp và hương vị đậm đà hơn, người đầu bếp sẽ rưới nước tương Koikuchi shoyu lên bề mặt thịt lươn. Miếng lươn sẽ được tẩm Koikuchi shoyu và nướng nhiều lần cho đến khi miếng thịt lươn chuyển thành màu đỏ bắt mắt. Trước khi đưa lên bàn ăn, những miếng thịt lươn nướng sẽ tiếp tục được nhúng qua nước tương Koikuchi shoyu một lần nữa.

Liên quan